Cách khắc phục khi tủ lạnh bị đóng tuyết ngăn đá ngay tại nhà

Hiện tượng tủ lạnh bị đóng tuyết sau một thời gian sử dụng là vấn đề khiến nhiều bà nội trợ phải băn khoăn. Vậy nguyên và cách khắc phục hiện tượng này như nào? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn trả lời.

Xem thêm bài viết:

Tủ Lạnh bị đóng tuyết
Tủ Lạnh bị đóng tuyết

Nguyên nhân tủ lạnh bị đóng tuyết

Không vệ sinh tủ lạnh thường xuyên

Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng tủ lạnh bị đóng tuyết chính là ít vệ sinh tủ lạnh. Có thể vì một số lý do công việc bận rộn mà bạn không để ý đến việc vệ sinh tủ lạnh. Chính điều này đã làm cho tủ lạnh có mùi, bánh răng sẽ bị hao mòn thậm chí là bị kẹt do bụi bẩn. Việc lâu ngày không vệ sinh sẽ khiến quá trình truyền nhiệt giảm mạnh. Và theo đó tủ lạnh bị đóng tuyết ngăn đá. Vì vậy, khi sử dụng tủ lạnh bạn cần lưu ý vệ sinh, lau chùi thường xuyên để tủ luôn ở trong tình trạng tốt nhất.

Không vệ sinh tủ lạnh thường xuyên
Không vệ sinh tủ lạnh thường xuyên

Rơ – le xả đá hay còn gọi là Timer bị hư hỏng

Tùy vào từng loại tủ là rơ  – le của tủ sẽ được đặt ở vị trí khác nhau. Rơ – le xả đá của tủ lạnh thường được đặt ngay ở vị trí trong ngăn để rau, củ, quả hoặc nằm ở phía sau lưng tủ lạnh trong phần hộp điện kế bên Compressor. Rơ – le có nhiệm vụ rất quan trọng, rơ – le sẽ có nhiệm vụ chuyển mặt ngắt Compressor sang chế độ xả đá. Vậy nếu nếu rơ – le bị hỏng thì quá trình xả đá coi như là ngừng. Từ đó sẽ làm cháy cuộn dây mô tơ khiến cho đá bị đóng đông trong tủ và dẫn đến hiện tượng tủ lạnh bị đóng tuyết.

Rơ - le xả đá bị hư hỏng
Rơ – le xả đá bị hư hỏng

Sò lạnh không thông mạch

Sò lạnh có nhiệm vụ là bảo đảm thanh điện trở xả tuyết đều đặn, hoạt động này xảy ra khi có tuyết phủ đầy dàn lạnh. Việc này nhằm giúp thanh điện trở hoạt động một cách tốt hơn, đồng thời ngăn chặn trường hợp đốt nóng dàn lạnh khi không thực sự cần thiết. Vì vậy, nếu tủ lạnh nhà bạn bị đóng tuyết nghiêm trọng thì rất có khả năng là sò lạnh bị hỏng.

Sò lạnh không thông mạch
Sò lạnh không thông mạch

Do cầu chì nhiệt bị đứt

Bên cạnh những nguyên nhân trên, thì việc tủ lạnh bị đóng tuyết rất có thể là do cầu chị nhiệt bị đứt. Cầu chì nhiệt nằm ở vị trí trên ngăn đá, có tác dụng bảo vệ, kiểm soát không cho bộ phận làm đá hoạt động quá lâu. Một khi cầu chì nhiệt bị đứt, sẽ gây ra tình trạng đóng tuyết ngay lập tức. Vì thế nếu bất ngờ tủ lạnh nhà bạn xảy ra hiện tượng đóng tuyết hãy kiểm tra ngay cầu chì nhiệt. 

Cách khắc phục tủ lạnh bị đóng tuyết

  • Đối với những dòng tủ lạnh hiện đại đời mới không đóng tuyết nhưng lại xuất hiện tuyết thì có thể tủ đã bị hư hỏng một bộ phần nào đó. Vì thế trong trường hợp này tốt nhất bạn nên đi gặp thợ sửa chữa.
  • Đối với những dòng tử lạnh lâu năm thường sẽ không có chức năng tự động xả tuyết. Vì thế khi tủ lạnh bị đóng tuyết bạn có thể áp dụng một số bước xả tuyết định kỳ dưới đây.
cách khắc phục tủ lạnh bị đóng tuyết
cách khắc phục tủ lạnh bị đóng tuyết

Bước 1: Ngắt nguồn điện của tủ lạnh

Để đảm an toàn tuyệt đối thì việc đầu tiên khi xả tuyết trong tủ là ngắt nguồn điện. Vừa tiết kiệm điện năng lại vừa an toàn cho người dùng. 

Bước 2: Mang hết thực phẩm có trong tủ ra

Việc tiếp theo sau khi đã ngắt điện là lấy hết sạch thực phẩm có trong tủ lạnh ra ngoài. Mục đích là để đảm bảo vệ sinh một cách tối đa. 

Bước 3: Lấy tiếp tất cả các khay đựng đá và khay đựng thức ăn ra ngoài

Bước này bạn nên cẩn thận một chút bởi ở những khay này thường sẽ có ốc vít nên việc tháo ra sẽ cần chút thời gian. Nếu bất cẩn bạn sẽ làm vỡ hoặc thất lạc ốc vít. 

Bước 4: Lót giấy hoặc cuốn vải xung quanh tủ lạnh

Quá trình giải quyết hiện tượng tủ lạnh bị đóng tuyết bằng cách xả tuyết định kỳ sẽ khiến tủ lạnh bị chảy nước do đá tan. Vì thế, để đảm bảo an toàn vệ sinh bạn nên lót ở bên dưới tủ để thấm nước, tránh nước tràn ra khu vực xung quanh. 

Bước 5: Hãy mở tủ lạnh và chờ cho tuyết tan ra

Hãy mở tất cả các cửa tủ để đảm bảo tuyết tan một cách nhanh chóng nhất. Nếu muốn nhanh hơn bạn có thể để một ca nước nóng trong tủ lạnh. Bởi như thế quá trình làm tuyết tan sẽ nhanh hơn.

mở tủ lạnh và chờ cho tuyết tan
Mở tủ lạnh và chờ cho tuyết tan

Bước 6: Dùng khăn lau sạch nước đọng trong tủ lạnh

Bước tiếp theo sau khi tuyết tan hết, hãy dùng khăn mềm lau khô tủ. Hãy dùng một chiếc chậu nhỏ để hứng nước đá nếu trường hợp đá quá nhiều. 

Bước 7: Lau lại tủ lạnh một lần nữa bằng khăn khô

Sau tất cả các bước trên, bây giờ hãy dùng khăn khô để lau sạch tủ một lần nữa. Chú ý không mạnh tay làm rách phần đệm bằng cao su ở phần cửa đóng mở tủ lạnh.

Bước 8: Đặt các khay đã tháo vào vị trí cũ.

Bước cuối cùng của quá trình xả tuyết khi tủ lạnh bị đóng tuyết là đặt các khay thức ăn, khay đá vào vị trí ban đầu. Lưu ý, mở nguồn và đợi đến khi tủ lạnh mới cho thức ăn vào trong nhé. 

Lời kết: Vậy là bây giờ bạn sẽ không cần thắc mắc nguyên nhân vì sao tủ lạnh bị đóng tuyết nữa. Hãy kiểm tra kĩ xem nguyên nhân là gì, nếu bạn không thể tự khắc phục hãy liên hệ với các trung tâm sửa chữa uy tín. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.chatbox{ left: 20px; z-index: 99999; }